Trong quá trình mang thai, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học là rất quan trọng. Có những thực phẩm mẹ bầu nên và không nên ăn. Vậy mẹ bầu kiêng ăn gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết các thực phẩm bà bầu nên kiêng kỵ nhé.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Các loại cá lớn như cá kiếm, cá thu lớn, cá ngừ đại dương đóng hộp chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Thủy ngân có thể gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với hệ thần kinh trung ương và phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên kiêng ăn các loại cá kể trên.
Thịt tái (sống)
Ký sinh trùng Toxoplasma từ thịt tái hoặc thịt sống có thể gây sảy thai, thai chết lưu và dị tật thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kì. Để tránh nguy cơ này, mẹ bầu cần đảm bảo thịt được nấu chín để tiêu diệt ký sinh trùng. Các loại thực phẩm như sushi, hải sản sống cũng nên hạn chế trong thời kì mang thai. Đặc biệt, sơ chế thực phẩm cẩn thận trước khi nấu cũng là biện pháp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.

Đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh chứa nhiều papain – một loại enzyme có khả năng gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non của mẹ. Bên cạnh đó, đu đủ xanh chứa nhiều hợp chất latex (trong mủ), khiến mẹ bầu dễ dị ứng và rối loạn tiêu hóa. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi. Thay vào đó, mẹ có thể ăn đu đủ chín bởi khi chín kỹ, đu đủ vẫn cực kỳ an toàn với sức khỏe của mẹ bầu.

Mẹ bầu kiêng ăn dứa (thơm)
Ngoài đu đủ xanh, mẹ bầu cũng nên kiêng ăn dứa trong 3 tháng đầu để tránh bị sảy thai. Do trong dứa có Bromelain, một loại enzyme có thể gây kích ứng dạ dày và có khả năng làm co tử cung, có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngoài dứa thì rau ngót, rau sam cũng là những thực phẩm mà bà bầu nên kiêng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất này.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu và chất điều vị, cùng với lượng natri cao. Vì vậy mẹ bầu nên kiêng loại thức ăn này, ưu tiên thực phẩm tươi ngon và nguyên liệu thiên nhiên. Đồng thời, việc nấu ăn tại nhà sẽ giúp mẹ kiểm soát được thành phần cũng như chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
Cafe, rượu, bia
Trong cafe chứa Caffeine, một chất kích thích có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của cả mẹ và thai nhi. Việc tiêu thụ quá nhiều Caffeine gây mất ngủ, tăng huyết áp và nhịp tim, có thể dẫn đến sẩy thai.
Ngoài cafe thì mẹ bầu cũng nên hạn chế bia, rượu và các đồ uống có cồn. Vì uống quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ thai nhi mắc các vấn đề về sức khỏe như hội chứng rối loạn phơi nhiễm cồn (Fetal Alcohol Spectrum Disorder), ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và nguy hiểm tính mạng của thai nhi.

Mẹ bầu kiêng ăn rau răm
Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kì là lúc thai nhi chưa phát triển ổn định. Việc tiêu thụ rau răm trong thời gian này có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến sẩy thai. Sau 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể sử dụng rau răm nhưng chỉ nên ăn khoảng 50g/ tuần và mỗi lần ăn 2-3 cọng.
Sữa và phô mai chưa tiệt trùng
Sữa cung cấp nguồn canxi, protein và vitamin D dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng phù hợp với phụ nữ mang thai. Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nếu không được xử lý đúng cách. Đặc biệt là Listeria, một loại vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
Đồ ngọt
Mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt, có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát và bị tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ mắc bệnh và nhiễm virus.

Đồ ăn quá mặn
Việc ăn đồ quá mặn có thể gây ra các vấn đề không mong muốn trong quá trình mang thai như tăng huyết áp, cân nặng mất kiểm soát, ảnh hưởng hệ thống tim mạch và gây phù nề tay chân. Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.
Đồ muối chua
Đồ muối chua như dưa muối, cà muối thường được để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Trong giai đoạn vi sinh vật chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitrit, làm cho hàm lượng nitrit tăng cao rất có hại cho cơ thể. Mẹ bầu có thểkhó chịu với các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, tăng axit dạ dày. Vì vậy, việc hạn chế đồ muối chua trong thai kỳ là lưu ý quan trọng đối với mẹ bầu.
Mì ăn liền
Mẹ bầu nên cân nhắc và hạn chế việc tiêu thụ mì ăn liền trong thời kì mang thai. Vì trong loại thực phẩm này có mức cao Natri (muối) và hàm lượng Calo không cần thiết, có thể làm mẹ bầu tăng huyết áp, không tốt cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, mì ăn liền thiếu các dưỡng chất quan trọng như chất xơ, vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng đến cân năng của bé và sức khỏe của mẹ.

Trứng sống
Trứng sống có thể gây nhiễm Salmonella, một loại vi khuẩn gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn. Đối với thai phụ, việc nhiễm khuẩn này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm sảy thai, thai non và cảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi. Nếu bạn muốn ăn trứng, hãy đảm đảo rằng trứng được nấu chín kỹ để tiêu diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
Rau mầm sống
Một thực phẩm nữa mà mẹ bầu cần kiêng ăn đó là rau mầm sống. Đặc biệt là phụ nữ mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, đừng ăn bất kì loại rau mầm sống nào, kể cả giá đỗ. Điều này giúp giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ hạt mầm để bạn có một thai kì khỏe mạnh. Đồng thời, mẹ hãy duy trì thói quen ăn chín, uống sôi để bảo vệ sức khỏe của chính mình và bé yêu.
Nước trà
Theo Cục quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm của Mỹ (FDA), trà là thực phẩm cần hạn chế trong quá trình mang thai. Vì trong trà có chứa một lượng nhỏ Caffeine, có thể ảnh hưởng đến tốc độ tim đập và gây ra một số vấn đề không mong muốn đối với thai nhi. Để đảm bảo an toàn, bạn nên giảm lượng Caffeine trong chế độ ăn uống và chỉ nên tiêu thụ 200 mg Caffeine mỗi ngày trong suốt thai kỳ.

Kết luận
Trong quá trình mang thai, chế độ ăn uống của mẹ bầu đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc kiêng những thực phẩm và thói quen không lành mạnh, cũng như duy trì chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Trên đây là 15 thực phẩm mẹ bầu nên kiêng kỵ trong thai kỳ. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.
Một số bài viết khác cho bạn tham khảo:
- Những thức ăn tốt cho bà bầu để thai nhi khỏe mạnh
- Những lợi ích của quả óc chó đối với bà bầu
- Giải đáp bầu ăn sò huyết được không? 5 Lưu ý cần biết
Cùng xem thêm: Sắc Ngọc Khang