Dế mèn ngày càng được nhiều người nuôi tại nhà vì có giá trị kinh tế cao và kỹ thuật nuôi không quá phức tạp. Cùng Bệnh Nám Da tìm hiểu chi tiết kỹ thuật nuôi dế nhanh thu hoạch tại nhà thông qua bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm và tập tính sống của dế mèn

Dế mèn có thân hình nhỏ bé, dài khoảng 2.5 cm, có 4 chân nhỏ và 2 chân sau lớn giúp nhảy cao. Đa phần dế mèn có màu nâu nhạt, nâu đỏ và đen. Đặc điểm nổi bật của dế mèn là cặp râu dài để tìm đường và kiếm thức ăn. Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa.

kỹ thuật nuôi dế
Dế mèn

Thức ăn chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại… Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do. Dế mèn có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô…Dế mèn đẻ trứng rất nhiều, lên đến 2000 con đối với 1 con cái. Sau khoảng 9-12 ngày trứng sẽ nở và dế con chui ra. Bởi vậy kỹ thuật nuôi dế mèn rất quan trọng khi bạn nuôi tại nhà.

Kỹ thuật nuôi dế nhanh thu hoạch tại nhà

Lựa chọn giống

Chọn dế giống bố mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhất trong đàn, không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân…). Khi chọn giống để nuôi nên có một tỷ lệ cụ thể: 1 đực 2 cái. Tùy theo mục đích nuôi có thể gia giảm lượng dế sao cho phù hợp. Thường nếu nuôi dế mèn sinh sản thì tỷ lệ trên là hợp lý.

Mẹo phân biệt dế đực, dế cái

  • Dế đực sẽ có cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt.
  • Dế cái cánh màu đen, bóng mượt (nhìn trơn láng).
  • Dế đực bụng nhỏ hơn.
  • Dế cái bụng to hơn vì có trứng.
  • Dế đực không có máng đẻ trứng.
  • Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi. Máng giống cái kim khâu quần áo để dế có thể cắm xuống đất và đẻ trứng.
  • Dế đực kêu được (để ve vãn con cái).
  • Dế cái không kêu được.

Môi trường nuôi dế

  • Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu… có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế… Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế.
kỹ thuật nuôi dế
Môi trường nuôi dế
  • Thiết bị chăn nuôi: Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ nghêu, hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết (đường kính khoảng 10-15 cm, dày khoảng 1,5-2,0 cm, sâu khoảng 0,5-1,0 cm).
  • Trong chuồng, bạn nên có một chiếc rễ tre mỏng (có thể sử dụng rế lót nồi) hoặc khuôn xốp đựng trứng. Nếu nuôi những con non thì sử dụng dễ có mắt nhỏ, còn dế có mắt to dùng khi nuôi dế trưởng thành. Chuồng 45 lít thì cho 10 rế.

Thức ăn cho dế

Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, cám hỗn hợp (thường dùng cám gà con), nên xay cám thành bột cho dế ăn, bảo quản nơi khô ráo, không mua nhiều một lúc dễ bị mốc. Bạn nên cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươi, cùi dưa hấu…Những nguyên liệu này đều phổ biến và sẵn có trong mỗi gia đình nên việc nuôi dế mèn tại nhà khá dễ dàng.

kỹ thuật nuôi dế
Thức ăn cho dế là rau củ, cỏ, cùi dưa hấu, cám hỗn hợp

Cần lưu ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ, không cho dế ăn mầm đậu các loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết. Dế mỗi ngày một trưởng thành, nên lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Hàng ngày nước được phun sương để giữ ẩm và cho dế uống.

Những lưu ý khi nuôi dễ mèn tại nhà

Để dễ mèn sinh sản và phát triển tốt đảm bảo nhanh thu hoạch, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Phòng bệnh cho dế

Đối với dế mèn, bệnh thường gặp nhất là bệnh đường ruột. Nguyên nhân của bệnh này là do mật độ dế quá nhiều, môi trường quá nóng ẩm, thức ăn và nước uống không được thay thường xuyên nên dính lẫn phân.

Khi bị bệnh đường ruột, điều đầu tiên bạn sẽ thấy là lượng thức ăn lâu hết hơn bình thường. Còn dế đi phân nước, trắng đục, râu bị gãy. Sau khi bị bệnh khoảng 7-10 ngày dế sẽ chết. Vì sống trong chuồng nên rất dễ bị lây và khó trị. Bởi vậy bạn nên giữ vệ sinh môi chuồng đế tránh và phòng bệnh cho dế mèn.

Tránh kiến

Dế mèn rất sợ kiến, đặc biệt là những con kiến đốt đau nên bạn cần đảm bảo chuồng dế không có kiến, kể cả kiến đen. Một môi trường sống tốt sẽ giúp dế phát triển khỏe mạnh và sinh sản đều.

Dế mèn là loài vật có hại cho ngành nông nghiệp nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh nên nhiều người nuôi dế mèn để tăng giá trị kinh tế. Như vậy, Bệnh Nám Da đã giới thiệu đến bạn chi tiết kỹ thuật nuôi dế nhanh thu hoạch tại nhà. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Cùng xem thêm: Sắc Ngọc Khang, Hạnh phúc của mẹ, Bí quyết của mẹ