Bột sắn dây là một trong những loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy bột sắn dây có tác dụng gì? Cùng Bệnh Nám Da tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bột sắn dây là gì?
Sắn dây hay còn được gọi là cát căn, khau cát… là một loại cây họ Đậu, dạng dây leo dài, rễ phát triển thành củ dài và to, đường kính khoảng 6 – 8cm, dài khoảng 15cm. Củ sắn dây rắn, chắc, nặng, chứa nhiều bột, có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và tính mát, thường được thu hoạch vào cuối tháng 10, kết thúc vào tháng 4 năm sau. Người ta sẽ đào củ về, rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc, để luộc ăn hoặc phơi khô làm bột sắn dây để tích trữ lâu ngày. Bột sắn dây là phần ngon nhất được chắt lọc từ củ của loại cây này.
Củ sắn dây chứa nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ như: Pueradin, Daidzein C21H20O9, Daidzein C15H10O4 và tinh bột. Rễ sắn dây thường mọc sâu trong lòng đất, mỗi cây có thể có hàng chục củ với kích thước lớn. Ngoài phần củ thì lá và rễ cây cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Trong bột sắn dây, thành phần tinh bột chứa 12 – 15%. Ngoài ra, bột sắn dây còn chứa các isoflavone – hoạt chất tự nhiên có chức năng gần giống estrogen, giúp cải thiện nội tiết tố, làm đẹp da và giữ dáng cho phụ nữ. Bên cạnh đó, bột sắn dây còn có chứa hoạt chất puerarin (tác dụng giãn mạch, chống oxy hóa, bảo vệ tim,…); chất daidzein (tác dụng giãn cơ) và chất genistein (giúp giảm mỡ bụng, chống oxy hóa và cải thiện vóc dáng,…).
Bột sắn dây có tác dụng gì?
Bột sắn dây có một số công dụng nổi bật như:
Hạ thân nhiệt cơ thể
Theo Y học Cổ truyền, bột sắn dây còn có tên gọi là cát căn. Nó được xem là một vị thuốc có tính hàn, và giải nhiệt hiệu quả. Vì vậy, người ta thường dùng bột sắn dây trong trường hợp muốn giải cảm, hạ nhiệt. Tuy nhiên, khi sử dụng bột sắn dây để hạ nhiệt bạn cần lưu ý nấu chín hoặc pha bột sắn dây với nước sôi tránh đau bụng.
Cải thiện quá trình trao đổi chất
Bột sắn dây có khả năng giúp cải thiện các dấu hiệu trao đổi chất, chẳng hạn như mức cholesterol và lượng đường trong máu. Ngoài ra, loại bột này còn có công dụng giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn và cải thiện độ nhạy của tế bào với insulin. Với những tác dụng như trên, bột sắn dây sẽ góp phần hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh do rối loạn trao đổi chất như tiểu đường, béo phì và các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân
Bột sắn dây tăng cảm giác no lâu hơn sau bữa ăn, do các vi khuẩn trong ruột tiêu hoá kháng tinh bột sẽ tiết ra các axit béo chuỗi ngắn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày và giúp duy trì mức cân nặng ổn định, đồng thời hạn chế lượng đồ ăn mà bạn nạp vào mỗi ngày.

Cải thiện sức khỏe đường ruột
Trong thành phần của bột sắn dây thô có chứa đến 75% kháng tinh bột. Đây là một loại tinh bột rất có lợi cho sức khỏe đường ruột. Bên cạnh đó, bột sắn dây thô còn có hàm lượng vitamin C cao. Hơn nữa, kháng tinh bột trong bột sắn dây còn sản sinh axit butyric có tác dụng bảo vệ biểu mô và lớp lót niêm mạc ruột trước các tác nhân gây tổn thương niêm mạc ruột.
Ngoài ra, trong Đông y, bột sắn dây còn được sử dụng trong các trường hợp như:
- Chữa trị ngộ độc rượu, ngộ độc thức ăn
- Chữa cảm nắng, nôn mửa, đau đầu, sốt nóng
- Chữa chảy máu mũi…
Một số lưu ý khi sử dụng bột sắn dây
- Không nên uống quá 1 ly bột sắn dây mỗi ngày, thời điểm tốt nhất để uống trong ngày là sau bữa ăn trưa hoặc tối khoảng 30p đến 1 tiếng.
- Uống bột sắn dây đã được nấu chín hoặc pha bằng nước sôi, vì bột này có tính hàn mạnh, dễ gây tiêu chảy nếu bột không chín.
- Không nên cho trẻ em uống nước bột sắn dây pha sống. Vì bột sắn dây có tính hàn, giúp thanh nhiệt nhưng nếu trẻ không bị nhiệt thì dùng bột sắn dây sống sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn, nên nấu chín bột sắn để giảm tính lạnh, an toàn hơn với trẻ.
- Chỉ pha một lượng bột vừa đủ, cụ thể: 200ml tương ứng 2 muỗng canh bột sắn dây.

- Khi cơ thể đang có dấu hiệu mệt mỏi, lạnh, tụt huyết áp.. không nên uống bột sắn dây.
- Chỉ nên mua bột sắn dây ở những cơ sở bán hàng uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn.
- Người mắc chứng dương khí hư không nên dùng bột sắn dây. Biểu hiện của người mắc chứng này gồm: Đại tiện lỏng, hay cảm thấy đầy hơi trướng bụng, miệng nhạt, lưỡi ít rêu trắng mỏng; chân tay lạnh; không có cảm giác khát nước.
- Phụ nữ có thai bị động thai hoặc dọa sảy thai,… thì không nên dùng bột sắn dây.
- Không pha bột sắn dây với lượng đường quá nhiều;
Bột sắn dây có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe, giúp giữ dáng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi Bệnh Nám Da thường xuyên để cập nhật thêm nhiều mẹo hay về làm đẹp nhé.
Một số bài viết khác cho bạn tham khảo:
- Cách dùng rượu gừng nghệ lấy lại vóc dáng sau sinh hiệu quả
- Cháo yến mạch giảm cân có khó ăn hay không?
- Rượu nghệ có tác dụng gì?
Cùng xem thêm: Sắc Ngọc Khang